Hướng dẫn này đi sâu vào các loại chỉ số thị trường khác nhau, lợi ích khi giao dịch CFD chỉ số và một số chiến lược giao dịch chỉ số phổ biến.
Mở tài khoảnGiao dịch tiềm ẩn rủi ro.
Đối với những người thích giao dịch dựa trên hành động giá của cả thị trường hơn là mua, bán và giao dịch các tài sản riêng lẻ của thị trường đó, chỉ số chứng khoán đã trở thành một lựa chọn phổ biến. Giống như forex và cổ phiếu, FXTM cung cấp dịch vụ giao dịch chỉ số chứng khoán dưới dạng CFD.
Bạn nên chọn tài sản nào? Chỉ số chứng khoán có cung cấp các điều kiện giao dịch tốt hơn CFD forex hoặc CFD cổ phiếu không? Dưới đây là so sánh cụ thể của các công cụ này theo quan điểm của FXTM:
Có 3 loại chỉ số là chỉ số hàng hóa, chỉ số chứng khoán và chỉ số trái phiếu. Chỉ số hàng hóa bao gồm các rổ hàng hóa như nguyên liệu thô, kim loại quý hoặc nông sản.
Chỉ số trái phiếu bao gồm nhiều loại trái phiếu khác nhau từ thị trường trái phiếu. Trái phiếu đại diện cho một đơn vị nợ của công ty hoặc chính phủ. Chỉ số trái phiếu và hàng hóa hiện không được FXTM cung cấp.
Các chỉ số là sự tổng hợp dựa trên những thị trường mô phỏng, thường được gọi là rổ. Dù chỉ số hoạt động giống như một thị trường tài chính thực sự, biến động giá của chúng được tạo ra từ các con số ngẫu nhiên thông qua một nhà môi giới ảo bảo mật. Không có nhà môi giới thực sự nào có quyền kiểm soát những con số này, và do đó không ảnh hưởng đến ‘hành vi’ của thị trường. Một ví dụ về rổ cổ phiếu là chỉ số Social Media Index.
Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán là tài sản phổ biến nhất và được giao dịch tích cực bởi chúng tập hợp một rổ cổ phiếu của các công ty hàng đầu được giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán cụ thể. Ví dụ, chỉ số FTSE 100 (hoặc UK 100) bao gồm 100 công ty lớn nhất trên Sàn giao dịch Chứng khoán Luân Đôn.
Các chỉ số không có bất kỳ giá trị nội tại nào và không thể hiện một phần sở hữu trong một công ty.
Chỉ số mini là một tập hợp các tài sản, giống như một chỉ số thông thường. Tuy nhiên, chỉ số mini cung cấp kích cỡ lot nhỏ hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần ít vốn hơn để đầu tư vào chúng. Các ví dụ phổ biến về chỉ số mini bao gồm Mini S & P500 và Mini Wall Street 30, cả hai chỉ số này đều có thể giao dịch tại FXTM.
Chỉ số mini là một công cụ tuyệt vời để một nhà giao dịch mới hoặc cẩn trọng đầu tư vào các công ty lớn, cho phép bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình với ít rủi ro hơn.
Có hai phương pháp chính để tính toán giá trị chỉ số. Chúng được gọi là phương pháp trọng số chỉ số.
Giá chỉ số được tính bằng dựa trên giá của mỗi cổ phiếu trong chỉ số. Mỗi cổ phiếu đóng góp một phần vào giá trị tổng thể của chỉ số. Do đó, cổ phiếu có giá cao hơn sẽ có tỷ trọng lớn hơn trong các chỉ số tính theo phương pháp này.
Với phương pháp này, các cổ phiếu riêng lẻ trong chỉ số được tính trọng số dựa trên vốn hóa thị trường của chúng. Ví dụ: nếu một công ty có vốn hóa thị trường cao hơn (giá trị của công ty dựa trên số cổ phiếu đang lưu hành), giá trị cổ phiếu của công ty đó sẽ đóng góp nhiều hơn vào giá trị chỉ số so với cổ phiếu đắt tiền hơn từ các công ty có giá trị vốn hóa thị trường ít hơn.
Có nhiều cách khác nhau để giao dịch và đầu tư vào các chỉ số tài chính. Bạn có thể đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF), hợp đồng tương lai chỉ số hoặc quyền chọn chỉ số. Các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức từ các quỹ tương hỗ chỉ số và ETF.
Đối với một nhà giao dịch cá nhân, thách thức khi đầu tư vào quỹ chỉ số hoặc ETF là số tiền đầu tư tối thiểu mà một số nhà môi giới yêu cầu khá cao. Ngoài ra nhà đầu tư còn có phải trả phí quản lý.
Cách nhanh nhất để bắt đầu với giao dịch chỉ số là thông qua giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) - được cung cấp bởi FXTM. Bạn sẽ không sở hữu tài sản cơ sở và không nhận cổ tức. CFD cho phép các nhà giao dịch cá nhân đặt cược trên biến động giá của các chỉ số. Giao dịch sẽ diễn ra trên thị trường chỉ số giao ngay, mang lại trải nghiệm tương tự như với giao dịch các cặp tiền forex.
Dưới đây là một số kinh nghiệm giao dịch chỉ số quan trọng trước khi bạn bắt đầu:
Áp dụng phân tích tâm lý giao dịch một cách chính xác để chuẩn bị cho sự sụt giảm của thị trường.
Phát triển các quy tắc quản lý rủi ro để ngăn bạn tham gia vào các giao dịch có mức rủi ro cao.
Có cách tiếp cận kỷ luật bằng cách phát triển một hệ thống giao dịch và tuân thủ các quy tắc quản lý rủi ro.
Các nhà giao dịch bị thu hút bởi các chỉ số giao dịch có khối lượng giao dịch nhiều nhất và độ biến động cao, nhờ đó họ có thể kiếm lời từ sự thay đổi giá. Các chỉ số thị trường chứng khoán về cơ bản được tạo thành từ cổ phiếu của các công ty blue-chip hoặc các công ty có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất.
Với FXTM, các nhà giao dịch có thể giao dịch các chỉ số chứng khoán từ khắp nơi trên thế giới. Các chỉ số này có khối lượng giao dịch lớn và được theo dõi sát sao, đồng nghĩa với việc bạn có thể tìm thấy các bản tin kinh tế liên quan đến chúng.
Chỉ số chứng khoán
Bạn cũng có thể giao dịch các rổ chứng khoán cùng với các rổ tiền tệ. Chúng không phải là chỉ số chứng khoán điển hình nhưng được cung cấp dưới dạng một chỉ số. Rổ tiền tệ hoàn toàn không bao gồm bất kỳ cổ phiếu nào, trong khi rổ cổ phiếu bao gồm giá trung bình có trọng số của một số cổ phiếu được chọn dựa trên một đặc điểm chung hoặc ngành (rất giống với các ETF chỉ số truyền thống).
FXTM hiện cung cấp chỉ số Social Media Index, Space Wars Index, Green Index, Mobile Index và Vegan Index.
Lợi thế của thị trường CFD chỉ số là bạn có thể sử dụng các kỹ thuật đã áp dụng và thử nghiệm trong giao dịch ngoại forex hoặc sổ phiếu như một phần của chiến lược giao dịch kỹ thuật của bạn. Dưới đây là một số kỹ thuật giao dịch chỉ số mà bạn có thể áp dụng khi mới bắt đầu.
Phát triển các kỹ năng để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là một kỹ năng cơ bản mà bạn học được trong phân tích kỹ thuật. Cả hai ngưỡng này đều đại diện cho các mức mà giá dường như tăng và giảm để tiệm cận đến chúng, nhưng không bao giờ vượt qua chúng.
Chiến lược điển hình để giao dịch với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là mua khi giá giảm xuống gần ngưỡng hỗ trợ trong xu hướng tăng. Nhà giao dịch dự đoán giá sẽ tăng trở lại. Ngược lại, trong xu hướng giảm, nhà giao dịch bán khi giá đạt đến ngưỡng kháng cự với dự đoán rằng chỉ số sẽ có xu hướng giảm.
Hiểu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cựGiao dịch theo đường xu hướng đặc biệt hữu ích khi giao dịch các CFD chỉ số chứng khoán. Ví dụ: một chỉ số như S&P 500 có xu hướng tăng trong dài hạn.
Nền kinh tế tiếp tục mở rộng theo thời gian. Các công ty đổi mới và nắm bắt các công nghệ mới, dẫn đến tăng trưởng dài hạn. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng.
Có nhiều cách khác nhau để xác định xu hướng, chẳng hạn như vẽ đường nối các mức thấp cao nhất và mức cao thấp nhất, hoặc sử dụng các chỉ báo khác nhau như đường trung bình động và chỉ báo động lượng.
Xác định xu hướng: Hướng dẫn cho người mới bắt đầuSử dụng đường trung bình động để giao dịch chỉ số giúp bạn xác định xu hướng chung của thị trường mà không bị nhiễu bởi biến động giá hàng ngày. Đường trung bình động có thể được định nghĩa là các đường được vẽ dựa trên giá đóng cửa trung bình trong một khung thời gian nhất định.
Có nhiều khung thời gian phổ biến khác nhau được sử dụng cho các đường trung bình động, bao gồm 10 ngày, 20 ngày hoặc 50 ngày. Đường trung bình động cho biết các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ, trong một xu hướng tăng trên thị trường, giá có xu hướng bật tăng lên sau khi vượt qua đường trung bình động.
Một chỉ báo đơn giản và hiệu quả khác để áp dụng khi giao dịch chỉ số là chỉ báo scholastic. Đó là một công cụ đơn giản cho người mới bắt đầu, vì nó chỉ gói gọn trong hai đường: %K và %D. Về cơ bản, nó được sử dụng để xác định xem thị trường đang quá mua hay quá bán.
Các nhà giao dịch chủ yếu nhìn vào %D để đánh giá các tín hiệu giao dịch. Nó được gọi là bộ dao động bởi vì các đường dao động (di chuyển lên và xuống) cùng với biến động của giá.
Có hai loại dao động scholastic: nhanh và chậm. Bộ dao động scholastic nhanh có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu sai hơn vì nó dễ bị ảnh hưởng bởi độ nhiễu hơn.
Sau khi điều chỉnh công thức, bộ giao động stochastic chậm đã được đưa ra. Nó làm mượt hành động giá để tạo ra các tín hiệu tốt hơn.
Giao dịch chỉ số như một chuyên gia bằng cách tìm hiểu về các chiến lược giao dịch chỉ số kỹ thuật và chỉ báo này
Tiền đề cơ bản của giao dịch CFD chỉ số là lựa chọn mua hay là bán. Sau khi áp dụng chiến lược giao dịch chỉ số của mình, có thể bạn đi đến kết luận rằng việc mua chỉ số và mở vị thế mua sẽ đem lại lợi nhuận. Sau đó, bạn nắm giữ chỉ số với kỳ vọng rằng giá của nó sẽ tăng lên. Nếu thị trường diễn ra đúng như vậy, bạn có thể đóng vị thế ở mức giá cao hơn và kiếm lời.
Bán khống một chỉ số có nghĩa là bạn dự đoán rằng giá trị của chỉ số sẽ giảm, nguyên nhân có thể do một tin tức kinh tế không thuận lợi sắp được công bố.
Có thể bạn không đủ khả năng thực thi các vị thế mua và bán trong giao dịch CDS chỉ số hoặc giao dịch ETF chỉ số.
Bạn có thể sử dụng đòn bẩy khi giao dịch CFD chỉ số. Đòn bẩy cho phép bạn mở một vị thế với giá trị lớn (ví dụ: $20.000), nhưng bạn chỉ cần bỏ ra số vốn nhỏ hơn (ví dụ: $500).
FXTM cung cấp nhiều mức đòn bẩy khác nhau tùy thuộc vào chỉ số bạn đang giao dịch. Điều này cho phép bạn tận dụng tối đa các tín hiệu giao dịch chỉ số để kiếm lời. Nhưng lưu ý rằng, một mặt đòn bẩy nâng cao cơ hội kiếm tiền của bạn khi các vị thế sinh lời, nhưng mặt khác lên rủi ro mất vốn của bạn cũng bị nhân lên.
Khái niệm phòng ngừa rủi ro cho các vị thế mở có thể được triển khai vào trong hệ thống giao dịch chỉ số chứng khoán của bạn nhằm mục đích quản lý rủi ro. Phòng ngừa rủi ro chỉ đơn giản là cho phép bạn mở các vị thế đối lập trên các giao dịch đang mở.
Lợi ích của phòng ngừa rủi ro là nó cho phép bạn bảo toàn lợi nhuận và hạn chế thua lỗ trong một giao dịch mở. Khi giao dịch CFD chỉ số trên FXTM, bạn có thể áp dụng tùy chọn phòng ngừa rủi ro trong MetaTrader 5.
Ngoài ra, bạn có thể quản lý rủi ro bằng cách sử dụng các lệnh điều kiện. Lệnh điều kiện là một phương pháp tự động di chuyển mức cắt lỗ.
FXTM cung cấp khả năng và nguồn lực bạn cần để bắt đầu giao dịch chỉ số. Trước khi bắt đầu, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp từ những nhà giao dịch mới bắt đầu.
Giao dịch chỉ số có nghĩa là giao dịch một tập hợp các tài sản (thường là cổ phiếu của các công ty) như một sản phẩm đơn lẻ. FXTM cung cấp giao dịch chỉ số dưới dạng CFD, cho phép bạn kiếm lợi nhuận bằng cách dùng lợi thế đòn bẩy của nhà môi giới để đầu tư số tiền nhỏ và mở vị thế lớn. Giao dịch CFD cũng dễ hiểu hơn là giao dịch chỉ số dưới dạng hợp đồng tương lai hoặc quỹ. Bạn không cần đến một công ty riêng biệt hoặc một nhà quản lý quỹ để thay bạn thực hiện các giao dịch.
Bạn có thể kiếm lợi nhuận từ các chỉ số giao dịch. Điểm mạnh của các nhà giao dịch dài hạn thành công không nằm ở khả năng thực hiện nhiều giao dịch có lãi. Những nhà giao dịch này có thể có tỷ lệ phần trăm giao dịch sinh lời trung bình nằm trong khoảng từ 50 đến 60%. Mục đích của họ là đảm bảo rằng họ mất ít tiền hơn số tiền họ kiếm được trên các giao dịch có lãi.
Chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng bởi vì các chỉ số chứng khoán phản ánh hiệu quả hoạt động thị trường của các công ty hàng đầu trong một sàn giao dịch chứng khoán. Rất nhiều nhà giao dịch chú ý đến nó ngay cả khi họ chỉ giao dịch cổ phiếu. Các chỉ số cũng có thể cho biết hoạt động kinh tế của một quốc gia.
Có nhiều chỉ số thị trường chứng khoán khác nhau tùy thuộc vào thị trường bạn chọn. Các chỉ số phổ biến nhất có xu hướng sử dụng cổ phiếu từ các công ty lớn nhất, chẳng hạn như DAX, Euro 50, S&P 500 và FTSE 100.
Cách tốt nhất để phân tích chỉ số thị trường chứng khoán là kết hợp phân tích cơ bản, kỹ thuật và tâm lý nhà đầu tư. Các nhà giao dịch nên theo dõi các công bố tin tức kinh tế quan trọng có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Các sự kiện toàn cầu như đại dịch COVID-19 cần được lưu ý.
Thông báo về các quyết định quan trọng của các công ty trong một chỉ số cũng có thể có tác động lên giá trị chỉ số. Ví dụ: đợt chia tách cổ phiếu Apple lần thứ 5 (trong đó 1 cổ phiếu được chia thành 4 cổ phiếu) đã tác động đến chỉ số Dow Jones Industrial Average - được tính dựa trên tỷ trọng giá cổ phiếu nằm trong chỉ số. Giá cổ phiếu của Apple đã giảm từ 500 USD xuống còn 125 USD.
FXTM cung cấp trải nghiệm giao dịch chỉ số vượt trội. Chúng tôi hỗ trợ nhiều công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật có thể giúp bạn tạo ra các tín hiệu giao dịch chỉ số chính xác.
Lịch kinh tế của chúng tôi sẽ giúp bạn cập nhật các sự kiện kinh tế lớn để bạn có thể áp dụng trong phân tích cơ bản. Thông tin cập nhật từ đội ngũ phân tích thị trường của chúng tôi cũng sẽ giúp bạn khám phá các cơ hội giao dịch.
Bằng cách thử nghiệm tài khoản giao dịch demo của chúng tôi, bạn có thể phát triển hệ thống giao dịch chỉ số của riêng mình. Các nhà giao dịch cũng có quyền truy cập vào trình kiểm tra chiến lược nâng cao thông qua nền tảng MetaTrader 5. Nó cho phép bạn kiểm tra hiệu suất của robot giao dịch truyền thống (Expert Advisor). Điều này giúp bạn xác định chính xác hiệu quả thực tế của các hệ thống giao dịch chỉ số khác nhau.
Chúng tôi cũng đã thêm vào các chỉ báo giao dịch forex MT4 để bạn có thể tải xuống. Các nhà giao dịch của chúng tôi có thể tiếp cận nguồn tài liệu đào tạo chất lượng cao, ví dụ như hội thảo trực tuyến do các chuyên gia trong ngành thực hiện.
Để xem loại tài khoản FXTM nào cho phép giao dịch chỉ số, bạn có thể xem so sánh mức giá của chúng và bấm vào tên tài khoản để biết thêm thông tin về các điều kiện giao dịch khác.
*Mức chênh lệch giá được thả nổi và chúng có thể tăng lên trong những khoảng thời gian cụ thể trong ngày, tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Chúng cũng khác nhau tùy thuộc vào chỉ số bạn đang giao dịch, vì vậy tốt nhất bạn nên kiểm tra thường xuyên các thông số kỹ thuật hợp đồng của chỉ số cụ thể mà bạn quan tâm.
Điền vào biểu mẫu để bắt đầu, và bạn sẽ có tài khoản giao dịch chứng khoán của riêng mình chỉ trong vòng vài phút.
Bạn còn câu hỏi nào nữa không? Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được trợ giúp.